top of page

Chủ tịch Decom Holdings được bầu là Phó Chủ tịch Thường trực của Hiệp Hội Blockchain Việt Nam

17:00, 20/5/22

Hiệp hội Blockchain Việt Nam thuộc Bộ Nội vụ, được xem là tổ chức pháp nhân chính thức trong lĩnh vực công nghệ blockchain, là cầu nối giữa cộng đồng, dự án với cơ quan quản lý của nhà nước.

Sáng 17/5, Hiệp hội Công nghệ chuỗi khối Việt Nam (còn gọi là Hiệp hội Blockchain Việt Nam) đã chính thức ra mắt tại Hà Nội, sau thời gian dài chuẩn bị nhân lực. GS.TS. Hoàng Văn Huây, Nguyên Thứ trưởng Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường, Trưởng Ban vận động thành lập Hiệp hội đã được Hiệp hội tín nhiệm, thống nhất bầu làm Chủ tịch Hiệp hội. Theo đó, ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Decom Holdings kiêm Nhà sáng lập Diễn đàn Phổ cập Blockchain được bầu làm Phó Chủ tịch Thường trực.

Hiệp hội được thành lập theo Quyết định số 343/QĐ-BNV ngày 27-4-2022 của Bộ Nội vụ. Như vậy, Hiệp hội Blockchain Việt Nam trở thành tổ chức có pháp nhân chính thức đầu tiên quy tụ những người đam mê nghiên cứu và ứng dụng công nghệ blockchain trên toàn lãnh thổ Việt Nam.

Tại lễ ra mắt, ông Vũ Chiến Thắng - Thứ Trưởng Bộ Nội vụ đánh giá cao những kết quả mà Ban vận động thành lập Hiệp hội đã làm được trong thời gian qua, đồng thời chỉ đạo nhiệm vụ dành cho Hiệp hội Blockchain. "Mục đích của Hiệp hội là tập hợp, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên trong nghiên cứu, xây dựng các giá trị chuẩn mực thực hành, phát triển và ứng dụng công
nghệ blockchain vào các lĩnh vực đời sống xã hội, sản xuất kinh doanh, phát triển kinh tế. Cùng với đó, xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu hội nhập và cách mạng công nghiệp 4, nhằm thúc đẩy ứng dụng phát triển các sản phẩm, dịch vụ trên nền tảng công nghệ blockchain, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của đất nước".

6 mục tiêu của Hiệp hội Blockchain Việt Nam

Chia sẻ tại sự kiện, ông Phan Đức Trung, Chủ tịch Decom Holdings, Phó Chủ tịch Thường trực hiệp hội đã nói về 6 mục tiêu. Đầu tiên, hiệp hội muốn phát triển hội viên, tập trung nguồn lực, sức mạnh từ các công ty, nhân sự người Việt liên quan đến blockchain cho các nhiệm vụ.
Mục tiêu thứ hai, xây dựng tiêu chuẩn hội viên, được đánh giá là vấn đề quan trọng, bởi hành lang pháp lý ở Việt Nam hiện chưa có. Do đó, nhiều công ty khởi nghiệp tại Việt Nam phải dựa vào môi trường pháp lý nước ngoài nếu muốn gọi vốn lớn.
(hình ảnh anh Trung)
“Các công ty tập hợp giá trị vốn hóa lớn hầu hết đang nằm ở nước ngoài, có tiêu chuẩn cao, và rất muốn được thể hiện trong môi trường thuận lợi”, ông Trung chia sẻ.
Theo đại diện hiệp hội, trong thời gian ngắn đơn vị đã nhận hơn 500 yêu cầu đăng ký hội viên, nhưng qua sàng lọc mới chỉ chọn được hơn 100 hội viên đạt tiêu chuẩn.
“Để có tiêu chuẩn hội viên này chúng ta phải cùng tham gia xây dựng, dựa trên các cơ sở pháp lý. Cần tránh hiểu rằng Hiệp hội Blockchain Việt Nam thúc đẩy những hoạt động mà nhà nước không ủng hộ, gây ảnh hưởng đến uy tín”, ông Trung cho biết.
Mục tiêu thứ ba, theo ông Trung, là hợp tác để thúc đẩy các ứng dụng blockchain tại Việt Nam. Đại diện VBA cho rằng để có thể đưa công nghệ blockchain vào thực tiễn, hiệp hội sẽ phải kết hợp với những ngành nghề, hiệp hội khác nhằm trao đổi, hợp tác về chuyên môn.
“Nếu không kết hợp với những ngành nghề khác có tính chuyên môn thì blockchain cũng không có ứng dụng trong thực tiễn”, ông Trung chia sẻ. Tại sự kiện ra mắt, đại diện VBA cùng các hiệp hội khác cũng tham gia ký kết về hợp tác.
Mục tiêu thứ tư là phổ biến kiến thức về blockchain. Nhiều người vẫn đồng nhất suy nghĩ blockchain chỉ là tiền mã hóa, hoạt động tài chính, hoặc e ngại vì kiến thức quá phức tạp.
“Blockchain phải trở thành hoạt động nghiên cứu, phổ cập, không phải là kiến thức quá cao sang, rào cản, phức tạp, mà phải là sản phẩm có ứng dụng. Cần đạt được những tiêu chuẩn, thông lệ hòa nhập với tiêu chuẩn quốc tế”, ông Trung nhận định.
Mục tiêu thứ năm chính là thúc đẩy hành lang pháp lý, nhằm liên tục đóng góp, phản biện về các chính sách. Hiệp hội phối hợp với nhiều cơ quan tư pháp, hành pháp và các hiệp hội liên quan để đạt mục tiêu này.
“Các đại diện tham gia vào ban thường vụ, ban chấp hành của hiệp hội sẽ có những thảo luận liên tục, giúp hội viên hiểu rõ môi trường pháp lý, cũng như những vấn đề còn tồn tại ở Việt Nam, khu vực, nhằm cạnh tranh tốt nhất so với khu vực”, ông Trung cho biết.
Mục tiêu thứ sau của hiệp hội là hợp tác quốc tế. Theo đại diện của Hiệp hội Blockchain Việt Nam, số vốn đầu tư vào lĩnh vực blockchain ở Việt Nam vẫn còn rất khiêm tốn so với toàn cầu, dù môi trường quốc tế nhiều khi không thuận lợi bằng.
“Chúng tôi khẳng định cơ hội hợp tác quốc tế là rất to lớn với lĩnh vực blockchain. Chúng tôi tin nếu môi trường hợp tác quốc tế và chính sách thuận lợi, chúng ta sẽ đón được dòng vốn đầu tư rất lớn”, ông Phan Đức Trung chia sẻ.
Kể từ khi thành lập 27/4, chỉ trong 2 tuần đầu, Hiệp hội đã nhận hơn 500 yêu cầu đăng ký hội viên, nhưng qua sàng lọc mới chỉ chọn được hơn 100 hội viên đạt tiêu chuẩn. “Để có tiêu chuẩn hội
viên này chúng ta phải cùng tham gia xây dựng, dựa trên các cơ sở pháp lý. Cần tránh hiểu rằng
Hiệp hội Blockchain Việt Nam thúc đẩy những hoạt động mà nhà nước không ủng hộ, gây ảnh
hưởng đến uy tín”, ông Trung nói thêm.

Thay mặt Bộ Khoa học và Công nghệ tại Lễ công bố và ra mắt của Hội Hiệp hội Blockchain Việt Nam, ông Trần Văn Tùng, Thứ Trưởng Bộ Khoa học Công nghệ cũng chúc mừng và đặt kỳ vọng: "Chúng tôi hy vọng và mong muốn Hiệp hội Blockchain Việt Nam sẽ quy tụ được những doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân đam mê hoặc đang hoạt động liên quan đến công nghệ Blockchain ở Việt nam để cùng nhau chia sẻ kinh nghiệm, nguồn lực để thúc đẩy nghiên cứu, thử nghiệm, ứng dụng công nghệ blockchain góp phần vào thực hiện chuyển đổi số quốc gia thành công, phát triển kinh tế số tại Việt Nam”.

Blockchain là một trong những công nghệ sớm được triển khai tại Việt Nam và đến nay đã có những thành tựu nhất định mang tầm quốc tế. Theo đánh giá của nhiều chuyên gia, công nghệ chuỗi khối mở ra cơ hội để Việt Nam bứt phá, thu hút nguồn lực nhân tài về nước cũng như nhiều chuyên gia nước ngoài đến Việt Nam.
Ra đời vào đúng dịp kỷ niệm 8 năm ngày Khoa học - Công nghệ Việt Nam (18/05), Hiệp hội Blockchain Việt Nam được kỳ vọng là bước tiến tiếp theo của ngành KH-CN trong nước, góp phần tích cực vào sự tăng tốc của nền kinh tế số. Từ đó, tạo ra nhiều thành tựu hơn nữa trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội Việt Nam.

bottom of page